Đánh giá hệ thống ô xy lỏng Tại các bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện lao tỉnh

Thứ năm - 16/03/2023 22:09
Mỗi năm, có hàng triệu người trên thế giới gặp phải tỉnh trạng giảm oxy máu do mắc các bệnh lý khác nhau, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là các bệnh về phổi [1]. Liệu pháp oxy là một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu để điều trị cho người bệnh (NB) bị hạ oxy máu của hệ thống bệnh viện (BV) trong hơn 100 năm qua [2]. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do nguồn lực còn hạn chế, việc tiếp cận liệu pháp oxy cho NB bị giảm oxy máu tại các cơ sở y tế (CSYT) vẫn còn là thách thức lớn dẫn đến tăng nguy cơ tử vong ở các đối tượng này [3].
Đại dịch COVID-19 đã phần nào cho thấy những khoảng trống trong việc cung cấp oxy cho NB tại các cơ sở y tế hiện nay. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 41,3% ca mắc COVID-19 nặng cần sử dụng đến liệu pháp oxy để hỗ trợ hô hấp [4]. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát hệ thống oxy y tế và trang thiết bị hô hấp tại 993 BV trên toàn quốc do Bộ Y tế (BYT) thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức PATH và CHAI năm 2021 cho thấy, nhu cầu oxy của các BV ước tính đã tăng khoảng 11,3 lần do tổng số ca dương tính với COVID-19 đạt khoảng 200.000 ca trong đợt dịch thứ 4. Kết quả nghiên cứu cũng nhận định nhu cầu oxy ở một số tỉnh thành có thể vượt khả năng sản xuất của khu vực nếu dịch bùng phát mạnh [5]. Theo báo cáo của Chương trình chống Lao Quốc gia (CTCLQG) qua các năm 2020-2022, nhiều cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh, huyện chưa có hệ thống oxy trung tâm. Các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận nguồn cung ứng oxy; khả năng điều phối, huy động nguồn cung ứng oxy chưa đáp ứng kịp thời trong tình huống dịch bệnh tăng cao, tình trạng thiên tai, thảm hoạ. Có thể thấy rằng lĩnh vực cung cấp oxy và sử dụng oxy vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức trong báo cáo cấp quốc gia. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đánh giá toàn diện nào được tiến hành nhằm mô tả thực trạng cơ sở hạ tầng và năng lực cung cấp oxy y tế tại các BV trực thuộc CTCLQG.
Từ các lý do trên, CTCLQG phối hợp với Văn phòng đại diện tại Việt Nam của dự án Đạt được các Mục tiêu và Duy trì Kiểm soát Dịch bệnh (EpiC), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và năng lực cung cấp oxy tại các BV Phổi/BV Lao và Bệnh phổi tuyến tỉnh. Đánh giá này là cơ sở cho việc lập kế hoạch đề xuất nhu cầu hệ thống oxy y tế, sẵn sàng ứng phó với đại dịch hô hấp cấp tính như COVID-19 trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu:
  1. Đánh giá cơ sở hạ tầng hệ thống oxy tại 50 BV Lao và Bệnh phổi, BV Phổi tỉnh/thành phố trực thuộc CTCLQG.
  2. Đánh giá năng lực vận hành hệ thống oxy và sử dụng oxy tại 50 BV Lao và Bệnh phổi, BV Phổi tỉnh/thành phố trực thuộc CTCLQG.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chương trình chống lao quốc gia
Tổ chức Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam

Sơ đồ tổ chức

CEHS có 3 lãnh đạo 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 30 cán bộ, chuyên gia y tế, xã hội học làm việc tại văn phòng trung tâm. Ngoài ra CEHS còn có gần 40 cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan khác, thường xuyên cộng tác với Trung tâm thực hiện các đề tài nghiên...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về CEHS

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây