Chương trình nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và nạn buôn bán người
Trinh Hanh phuc
2025-04-14T22:06:49-04:00
2025-04-14T22:06:49-04:00
http://cehs97.com/vi/kinh-ngiem-hoat-dong/phong-chong-lao/chuong-trinh-nang-cao-nhan-thuc-ve-hiv-aids-va-nan-buon-ban-nguoi-88.html
/themes/cehs_en/images/no_image.gif
Trung tâm nghiên cứu môi trường và sức khỏe
http://cehs97.com/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 16/03/2024 22:08
Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (sau đây gọi tắt là Dự án”/NMPTCP) nhận được khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để cải tạo, nâng cấp 2 tuyến đường có tổng chiều dài 198 km nối liền nhiều thị trấn, huyện trên địa bàn tỉnh các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Các tuyến đường này sẽ kết nối với các tuyến đường chính khác trong Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông tỉnh Lào Cai nhằm cải thiện kết nối mạng lưới với Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam là chủ đầu tư dự án và giao Ban Quản lý dự án 2 (Ban QLDA 2) làm Cơ quan quản lý điều hành. Dự án nằm trên địa bàn có quy mô dân số ước tính khoảng 170.000 người tại 32 xã thuộc 7 huyện dự án. Phần lớn trong số họ là người dân tộc thiểu số như Thái, H’Mông, Tày, Dao đỏ, Mường...
Chương trình nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và nạn mua bán người (HHTAP) là một phần của dự án NMPTCP được Chính phủ Australia tài trợ thông qua chương trình Aus4Transport (PMC) và do Liên danh giữa Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe (CEHS) và Công ty TNHH Nghiên cứu thị trường & Phát triển Cộng đồng (MARKDC) thực hiện theo hợp đồng giữa PMC và Liên danh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2023, hoàn thành vào ngày 30 tháng 6 năm 2024. Tổng giá trị hợp đồng là 9.237.916.325 đồng. Thông qua các hợp phần và hoạt động khác nhau, HHTAP đã tiếp cận được tổng số 74.944 người (51,5% trong số đó là phụ nữ) như được nêu trong phần phân tích các hoạt động, phạm vi tiếp cận và Bảng 1.
HHTAP được thiết kế nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiểu biết của các đối tượng đích về những rủi ro và nguy hiểm của HIV/AIDS/STIs và nạn mua bán người nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn của dự án và cuối cùng là giảm tỷ lệ mắc bệnh trong khu vực Dự án. HHTAP được triển khai trong thời gian xây dựng dự án nhằm thu hút khoảng 34.000 người từ các nhóm mục tiêu chính trong khu vực dự án. Mục tiêu của HHTAP là: (1) Tăng cường năng lực của các bên liên quan, các nhóm đối tượng mục tiêu và cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề phòng chống HIV/AIDS và bệnh LTQĐTD; (2) Tăng cường nhận thức về thực hành dự phòng HIV/AIDS cho lực lượng công nhân xây dựng (bao gồm cả gia đình của họ), cộng đồng địa phương và các nhóm đối tượng đích đích về các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm LTQĐTD và HIV/AIDS; (3 Vận động các đối tượng mục tiêu để cải thiện và nâng cao nhận thức cũng như các hoạt động và chương trình phòng ngừa của chính phủ/chính quyền địa phương bao gồm sàng lọc và điều trị LTQĐTD và HIV/AIDS; (4) Tăng cường năng lực của các tổ chức có tham gia và cộng đồng để giải quyết các vấn đề mua bán người liên quan đến Dự án; (5) Giảm tính dễ bị tổn thương do mua bán người trong lực lượng công nhân xây dựng bao gồm gia đình họ, cộng đồng địa phương và các nhóm đối tượng đích. Các mục tiêu HHTAP và kết quả mong đợi sẽ đạt được thông qua bốn hợp phần (1) Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và các bên liên quan đến chương trình; (2) Vận động; (3) Thông tin, giáo dục, truyền thông; (4) Theo dõi và giám sát.