Đánh giá về sức khỏe môi trường của trẻ em trước tác động của Ô nhiễm môi trường Việt Nam

Thứ hai - 17/03/2025 20:14
Cuộc đánh giá về SKMT của trẻ em trước tác động của ONMT được thực hiện bằng việc phân tích các thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu liên quan đến ONMT, SKMTTE, các chính sách giảm thiểu ONMT đến SKTE và một nghiên cứu cắt ngang phỏng vấn bằng bộ câu hỏi phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi, kết hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với những đối tượng có liên quan được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 10/2024 tại 24 xã thuộc 12 huyện của 6 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Kon Tum, Đồng Nai và Cà Mau.
Kết quả phân tích tài liệu, dữ liệu, nghiên cứu về ONMT và tác động đến SKMTTE
Tình trạng ONKK tại Việt Nam khá trầm trọng. Mức ô nhiễm PM2.5 trung bình năm 2023 của Việt Nam là 29,6 µg/m³, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 22 trong số 134 nước trên thế giới có dữ liệu được ghi nhận bởi IQAir.
Một số nghiên cứu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra minh chứng về mối liên quan rõ ràng giữa PM2.5 và các yếu tố gây ONKK với số ca nhập viện do nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính, viêm phổi/phế quản ở trẻ em.
Ô nhiễm môi trường nước đang là một vấn đề nóng tại Việt Nam. Các nguồn nước mặt như sông, hồ, ao đang bị ảnh hưởng bởi sự xả thải không kiểm soát từ các khu công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và các hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Các kim loại nặng như chì, cadmium, arsenic, cùng với vi sinh vật gây bệnh như E. coli Salmonella, thường xuất hiện trong các nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt ở những khu vực đô thị lớn và vùng nông thôn không có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.
Năm 2019, Việt Nam đứng thứ năm trong khu vực Asean với 6.676 ca tử vong liên quan đến nước, vệ sinh và vệ sinh môi trường (WASH).
Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia có mức độ nhiễm độc chì đáng kể với 3,2 triệu trẻ em bị ảnh hưởng ở mức BLL > 5 µg/dL và 22.775 trẻ có BLL > 10 µg/dL, đứng thứ 4 trong 10 nước Asean theo xếp hạng của Unicef & Pure Earth 2020.
Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trẻ em có nồng độ chì máu  >10 μg/dL rất cao ở làng nghề tái chế ắc quy (99,1%), làng nghề tái chế nhôm (89%), ở gần khu vực mỏ khai khoáng chì- kẽm (52,2-80,0%), ở gần khu vực nhà máy luyện kim màu (43,3%).
Ô nhiễm hóa chất trừ sâu tại Việt Nam khá nghiêm trọng do lạm dụng cả nhiều hoạt chất thuộc nhóm thuốc trừ sâu nguy hại cao đã bị cấm ở một số quốc gia, cùng với các bao  bì, thùng chứa thuốc trừ sâu thường bị thải bỏ trực tiếp trên các cánh đồng, kênh rạch và suối làm ô nhiễm đất, nước và hệ sinh thái.
Theo UNICEF, Việt Nam đứng thứ 13 trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ qua.
Trong 2 thập kỷ qua, trung bình một năm có 6 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ và ảnh hưởng đến Việt Nam. Từ năm 2007, so với các năm trước tần suất bão ảnh hưởng đến Việt Nam có xu hướng tăng. Ngoài bão và áp thấp nhiệt đới, nước ta còn chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai khác như động đất, lũ, lốc, mưa đá, ngập lụt, rét hại, sạt lở đất, sét đánh, triều cường.
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã chỉ ra rằng BĐKH tác động đến SKTE thông qua các con đường trực tiếp và gián tiếp, gây ra nhiều vấn đề như bệnh tật, tử vong và ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định sức khỏe.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình giảm thiểu ONMT cải thiện SKMT và bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế tài trợ thực hiện cải thiện SKMT trực tiếp cho trẻ em.
Kết quả phỏng vấn phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi
Yếu tố nguy cơ trong nhà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của khá nhiều trẻ em trong các gia đình ở Kon Tum gồm: nhà nhỏ hẹp, chật chội, ẩm thấp, thiếu các thiếu bị thông gió (quạt điện, điều hòa KK, máy lọc khí), thiếu nước sạch, nhà tiêu HVS, có người hút thuốc và hút thuốc trong nhà, sử dụng củi để đun nấu. Trẻ em ở các tỉnh khác lại tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác: Đồ nội thất chủ yếu làm bằng gỗ công nghiệp (Hà Nội), đồ chơi làm bằng nhựa tổng hợp (cả 5 tỉnh), các thiết bị điện tử.
Yếu tố nguy cơ ngoài nhà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em như: nhà ở gần đường có mật độ giao thông cao (Bắc Ninh và Hà Nội), ở gần khu vườn/ruộng có sử dụng thuốc trừ sâu (Bắc Ninh), ở gần trạm xăng dầu (Bắc Ninh), sử dụng HCBVTV (Kon Tum), có người đốt rác trong khu dân cư gây khói bụi (Kon Tum, Cà Mau), có các vật dụng ứ đọng nước làm nơi sinh sản của muỗi sốt xuất huyết (Cà Mau, Kon Tum).
Hiểu biết của phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi về nguyên nhân gây ONMT, tên bệnh hoặc hậu quả có thể gây ra do ONMT và các biện pháp giảm thiểu ONMT/tác hại của ONMT/thời tiết cực đoan/BĐKH còn rất hạn chế.
30,2% số gia đình được phỏng vấn với 27,1% số trẻ được điều tra mắc ít nhất 1 triệu chứng bệnh liên quan đến ONMT trong 2 tuần gần nhất.
13,2% gia đình được phỏng vấn với 12,4% trẻ mắc bệnh liên quan đến ONMT phải đi KCB ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng gần nhất.
Trong vòng 2 năm qua, 10,3% gia đình với 9% số trẻ điều tra phải nhập viện điều trị do bệnh liên quan đến ONMT ít nhất 1 lần.
Kết quả phân tích mối tương quan giữa tình hình đau ốm của trẻ dưới 5 tuổi với các yếu tố nguy cơ trong và ngoài nhà
Tình trạng đau ốm của trẻ dưới 5 tuổi có liên quan mật thiết với các đặc trưng về nhà ở (diện tích nhỏ hẹp <70m2, chật chội, ẩm thấp) và tiện nghi thiết bị thông gió làm mát trong nhà (không có quạt điện/điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí trong phòng ngủ và phòng chơi của trẻ) cao hơn trung bình từ 1,26-1,99 lần so với ở những gia đình có điều kiện nhà ở tốt hơn và có các thiết bị thông gió làm mát với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05-0,001).
Có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ trẻ đau ốm có thể liên quan đến ONMT với một số yếu tố nguy cơ trong và ngoài nhà ở như: trong phòng ngủ của trẻ có dấu hiệu của nấm mốc, ẩm thấp, chuột, gián; nhà ở gần các nguồn gây ô nhiễm; không có nước sạch cho sinh hoạt và nhà tiêu HVS; có người trong gia đình hút thuốc và hút thuốc trong nhà; sử dụng hóa chất BVTV; sử dụng than củi đun nấu hàng ngày, đốt rơm rạ, rác gần nhà đều cao hơn trung bình từ 1,36-1,95 lần so với ở những gia đình không có đặc điểm trên với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05-0,01).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chương trình chống lao quốc gia
Tổ chức Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam

Sơ đồ tổ chức

CEHS có 3 lãnh đạo 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 30&nbsp;cán bộ, chuyên gia y tế, xã hội học&nbsp;làm việc tại văn phòng trung tâm. Ngoài ra CEHS còn có gần 40 cán bộ, chuyên gia&nbsp;trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan khác, thường xuyên cộng tác với Trung tâm thực hiện các đề tài nghiên...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về CEHS

Tin xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây