ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT KHẢO SÁT NHANH CƠ SỞ Y TẾ VÀ THU THẬP DỮ LIỆU THỐNG KÊ Y TẾ CƠ BẢN (HMIS) TẠI VIỆT NAM

Thứ hai - 09/01/2023 03:27
Để hỗ trợ sáng kiến “Mọi phụ nữ Mọi trẻ em”, Quỹ Tài trợ Toàn cầu (GFF) nhằm đóng góp vào việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) năm 2030 cho RMNCAH-N ở 50 quốc gia. Các mục tiêu này đang được theo dõi bằng cách sử dụng các chỉ số tác động cơ bản, đang được chính phủ và các đối tác phát triển thu thập bằng cách sử dụng các khảo sát và hệ thống báo cáo hiện có. GFF hiện đang hỗ trợ 36 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh có gánh nặng tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và tử vong trẻ em cao nhất và khoảng cách lớn về tài chính để giải quyết những thách thức này. Việt Nam là một trong những quốc gia được lựa chọn để thực hiện cuộc khảo sát này. Cuộc khảo sát tại Việt Nam sẽ được thực hiện bởi một đơn vị tư vấn với sự hỗ trợ tài chính và chuyên môn của Ngân hàng thế giới và Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế.
Mục tiêu 1: Khảo sát nhanh CSYT qua điện thoại
Thiết kế khảo sát cắt ngang qua điện thoại hàng quý về mức độ gián đoạn của một số dịch vụ y tế thiết yếu tại các cơ sở y tế do các sự kiện y tế công cộng từ quý 3/2022 đến quý 2/2023. 

 
Sơ đồ chọn mẫu
 

Bảng 1. Cỡ mẫu khảo sát nhanh chia theo loại  bệnh viện
 
STT Loại bệnh viện Số lượng CSYT toàn quốc Cỡ mẫu
khảo sát nhanh
1 TTYT/BV huyện 702 100
2 Trạm y tế xã 11.100 300
Tổng số CSYT 12.273 400

Mục tiêu 2: Thu thập và đối chiếu dữ liệu về cung cấp và sử dụng các dịch vụ thiết yếu tại các cơ sở y tế trong hệ thống thông tin quản lý y tế (HMIS) của Bộ Y tế từ năm 2018 đến hết quý 2/2023.

Thông tin y tế được thu thập từ các nguồn Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp Tiểu hệ thống thông tin của các lĩnh vực, các chương trình y tế quốc gia Hệ thống giám sát các bệnh dịch lây. Hệ thống thông tin thống kê của các Bộ, ngành khác như Tổng cục Thống kê, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Bộ tư pháp...

Bảng 2. Nội dung/chỉ số HMIS được đề xuất cho mục tiêu 2

TT Chỉ số Khái niệm/ Định nghĩa Nguồn thu thập  
 
  Kế hoạch hóa gia đình      
1 Tổng số phụ nữ 15 đến 49 tuổi Là số phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi có đến giữa năm tính toán của khu vực HMIS  
2 Tổng số người mới sử dụng kế hoạch hóa gia đình Tổng số người mới sử dụng kế hoạch hóa gia đình HMIS  
3 Số người đang sử dụng kế hoạch hóa gia đình Số người đang sử dụng kế hoạch hóa gia đình Tổng cục Dân số KHGĐ  
4 Số mới đặt vòng tránh thai Số mới đặt vòng tránh thai HMIS  
5 Tổng số ca phá thai Tổng số ca phá thai tại khu vực trong năm báo cáo HMIS  
6 Số phá thai ≤ 7 tuần Số phá thai khi tuổi thai mới được ≤7 tuần tại khu vực trong năm báo cáo HMIS  
  Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh      
7 Số phụ nữ đẻ Số phụ nữ đẻ tại khu vực trong năm báo cáo HMIS  
8 Số phụ nữ đẻ được khám thai 1 lần Số phụ nữ đẻ được bác sỹ, y sĩ sản-nhi, hộ sinh khám thai ít nhất 1 lần trong suốt thai kỳ của khu vực trong năm báo cáo HMIS  
9 Số phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên Số phụ nữ đẻ được bác sỹ, y sĩ sản-nhi, hộ sinh khám thai ít nhất 4 lần trong suốt thai kỳ của khu vực trong năm báo cáo
· Lần khám 1: ≤ 12 tuần
· Lần khám 2: 20 tuần -26 tuần
· Lần khám 3: 30-34 tuần
· Lần khám 4: 36 tuần -38 tuần
HMIS  
10 Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vắc xin uốn ván (%) Là số phụ nữ đẻ trong kỳ báo cáo đã được tiêm phòng uốn ván từ 2 mũi trở lên tính trên 100 phụ nữ đẻ của một khu vực trong cùng thời kỳ. Cục Y tế dự phòng  
11 Số PN đẻ được nhân viên y tế đỡ Số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đã qua đào tạo về chăm sóc thai sản đỡ của một khu vực trong kỳ báo cáo.                                * Người đỡ đẻ có kỹ năng: những đối tượng sau được coi là cán bộ có kỹ năng bao gồm bác sỹ chuyên khoa sản từ định hướng trở lên, hộ sinh trung cấp trở lên, y sỹ sản nhi, những cán bộ y tế khác đã được cấp chứng nhận đã được đào tạo liên tục về “người đỡ đẻ có kỹ năng” theo chương trình của Bộ Y tế. HMIS  
12 Số phụ nữ đẻ/trẻ sơ sinh được chăm sóc trong vòng 1 tuần sau sinh Số phụ nữ đẻ/trẻ sơ sinh được chăm sóc trong vòng 1 tuần sau sinh HMIS  
13 Số phụ nữ đẻ/trẻ sơ sinh được chăm sóc từ tuần 2 đến tuần 6 sau sinh Số phụ nữ đẻ/trẻ sơ sinh được chăm sóc từ tuần 2 đến tuần 6 sau sinh HMIS  
  Sức khỏe trẻ em và vị thành niên      
14 Trẻ đẻ ra sống Trẻ đẻ ra sống (hoặc sơ sinh sống): là trẻ sơ sinh đủ 22 tuần tuổi thai trở lên, thoát khỏi bụng mẹ có các dấu hiệu của sự sống (khóc, thở, tim đập, có phản xạ bú, mút)… HMIS  
15 Số trẻ sơ sinh được chăm sóc thiết yếu sớm trong và ngay sau đẻ (EENC) Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ gồm:
1. Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh);
2. Tiêm bắp cho mẹ 10 đơn vị oxytocin;
3. Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1-3 phút sau khi thai sổ) và kẹp và cắt dây rốn một thì;
4. Kéo dây rốn có kiểm soát;
5. Xoa đáy tử cung cứ 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau đẻ;
6. Hỗ trợ cho trẻ  bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
HMIS  
16 Số trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K1 Số trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K1 ngay sau khi sinh tại khu vực HMIS  
  Dinh dưỡng      
17 Trẻ sơ sinh có trong lượng <2500 gram Số trẻ đẻ ra được cân ngay giờ đầu có trọng lượng <2500gram HMIS  
18 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (%) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi (SDD nhẹ cân): Là tỷ lệ phản ánh phần trăm số trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra. Khi thấp dưới trừ 3 độ lệch chuẩn (-3SD) là SDD nặng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia  
19 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (SDD thấp còi): Là tỷ lệ phản ánh phần trăm số trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của quần thể tham khảo của Tổ chức y tế Thế giới giới tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra. Khi thấp dưới trừ 3 độ lệch chuẩn (-3SD) là SDD nặng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia  
20 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (%) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao (SDD cấp tính hoặc SDD gầy còm): Là tỷ lệ phản ánh phần trăm số trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng theo chiều cao thấp dưới dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của  giá trị  trung vị của chỉ số này của quần thể tham khảo của Tổ chức y tế Thế giới tính trên 100 trẻ được cân đo của khu vực trong thời điểm điều tra. Khi thấp dưới trừ 3 độ lệch chuẩn (-3SD) là SDD nặng. Viện Dinh dưỡng Quốc gia  
  Tiêm chủng      
21 Số trẻ được uống vacxin bại liệt (OPV) lần 1 Trẻ đủ 2 tháng tuổi được uống vacxin bại liệt (OPV) lần 1 CT TCMR  
22 Số trẻ được uống vacxin bại liệt (OPV) lần 3 Trẻ đủ 4 tháng tuổi được uống vacxin bại liệt (OPV) lần 3 CT TCMR  
23 Số trẻ được tiêm vacxin bại liệt (IPV) Trẻ đủ 5 tháng tuổi được tiêm vắc xin bại liệu (IPV) CT TCMR  
24 Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin Tiêm chủng đầy đủ là số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đủ liều từng loại vắc xin phòng bệnh theo qui định của Chương trình Tiêm chủng mở rộng tính trên 100 trẻ trong diện tiêm chủng của một vùng, một địa phương.             Cụ thể là các loại vắc xin phòng bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng như sau:
• 1 liều vắc xin phòng bệnh Lao (BCG)
• 3 liều vắc xin phòng viêm gan B
• 3 liều vắc xin phối hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib (DPT-VGB-Hib)
• 1 liều tiêm phòng bại liệt (IPV) hoặc 3 liều uống vắc xin phòng bại liệt (bOPV)
• 1 liều vắc xin phòng sởi.                                                       Các vắc xin này phải được sử dụng đúng độ tuổi, đúng thời điểm và theo đúng cách thức (tiêm, uống)
CT TCMR  
25 Số trẻ được tiêm vắc xin lao (BCG) Số trẻ được tiêm vắc xin lao (BCG) CT TCMR  
26 Số trẻ được tiêm vắc xin Sởi Số trẻ được tiêm vắc xin Sởi CT TCMR  
  Vi rút suy giảm miễn dịch ở người và viêm gan      
27 Tổng số ca nhiễm HIV mới phát hiện Tổng số người mới phát hiện nhiễm HIV của một khu vực  trong năm xác định HMIS  
28 Tổng số hiện nhiễm HIV được phát hiện Tổng số người hiện nhiễm HIV ở một khu vực tại thời điểm xác định HMIS  
29 Tổng số hiện nhiễm HIV được phát hiện trong nhóm tuổi 15-49 Tổng số người hiện nhiễm HIV được phát hiện trong nhóm tuổi 15-49  ở một khu vực tại thời điểm xác định HMIS  
30 Số ca mắc và tử vong viêm gan B Số ca mắc và tử vong viêm gan B HMIS  
31 Số ca mắc và tử vong viêm gan C Số ca mắc và tử vong viêm gan C HMIS  
  Bệnh lao      
32 Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong năm trên 100.000 dân Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trên 100.000 dân của một khu vực trong một năm xác định.                   
Tử số
Tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện của một khu vực trong một năm xác định                                 
Mẫu số
Dân số trung bình của khu vực đó trong cùng năm.
Bệnh viện Phổi Trung ương  
33 Số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới/ tái phát được phát hiện trên 100.000 dân Là số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới/tái phát được phát hiện trên 100.000 dân của một khu vực trong một năm xác định.                                        
Tử số
Tổng số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới/tái phát được phát hiện của một khu vực trong một năm xác định.       
Mẫu số
Dân số trung bình của khu vực đó trong cùng thời điểm.
Bệnh viện Phổi Trung ương  
34 Tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới (DOTs) (%) Là số bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn mới được dùng thuốc đều đặn, đủ thời gian theo phác đồ quy định, có kết quả xét nghiệm đờm âm tính ít nhất 2 lần tại hai thời điểm tháng thứ 4 và tháng thứ 6 theo phác đồ điều trị 6 tháng (phác đồ NTP đang sử dụng hiện nay) tính trên 100 bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới thu nhận điều trị trong năm.                                                                                   Bệnh nhân lao phổi AFB(+), có vi trùng trong đờm khi thoả mãn một trong 3 tiêu chuẩn sau
· Tối thiểu có 2 tiêu bản đờm AFB(+) từ hai mẫu đờm khác nhau
· Có 1 tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh tổn thương nghi lao trên phim X quang phổi
· Có 1 tiêu bản đờm AFB(+) và 1 mẫu đờm nuôi cấy dương tính với vi trùng lao.                                                                  Bệnh nhân mới: Là những bệnh nhân mới được phát hiện, trước đó chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng
Bệnh viện Phổi Trung ương  
  Bệnh sốt rét      
35 Tổng số bệnh nhân sốt rét mới phát hiện Tổng số người có ký sinh trùng sốt rét mới phát hiện ở một khu vực trong một năm xác định HMIS  
36 Số bệnh nhân tử vong do sốt rét Tổng số người tử vong do sốt rét trong năm xác định ở một khu vực HMIS  
  Khám chữa bệnh      
37 Dân số trung bình Dân số trung bình HMIS  
38 Dân số trung bình là nữ Dân số trung bình là nữ HMIS  
39 Tổng số lần khám bệnh Tổng số lượt khám bệnh thuộc một khu vực trong một năm xác định. -  Một lượt khám bệnh là một lần người bệnh được thày thuốc thăm khám về lâm sàng hoặc kết hợp với cận lâm sàng nhằm mục đích chẩn đoán bệnh, điều trị. HMIS  
40 Tổng số lần khám bệnh Y học cổ truyền Tổng số lượt mà người bệnh được khám và điều trị bằng thuốc y học cổ truyền HMIS  
41 Tổng số lượt khám ngoại trú Số lần khám bệnh ngoại trú tại một khu vực cụ thể trong một năm cụ thể HMIS  
42 Tổng số lượt khám dự phòng   HMIS  
43 Tổng số lượt bệnh nhân nội trú   HMIS  
44 Tổng số ngày điều trị nội trú Số ngày điều trị nội trú tại một khu vực cụ thể trong một năm cụ thể HMIS  
45 Tỷ lệ người bệnh hài lòng với
dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh (5)
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện ở một thời điểm ở một khu vực xác định; Mức độ hài lòng phải đạt mức 4 hoặc 5 trên thang điểm từ 1 đến 5 theo quy định của Bộ Y tế;   Tử số là số bệnh nhân có câu trả lời hài lòng (mức 4 hoặc mức 5) về dịch vụ khám, chữa bệnh tại một thời điểm ở một khu vực xác định. Mẫu số là tổng số người bệnh được khảo sát về sự hài lòng cùng thời điểm tại khu vực đó HMIS  
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây